- Thời gian lưu trú tối đa:
90 ngày
- Thời hạn visa:
01 tháng - 01 năm
- Thời gian xét duyệt hồ sơ:
02 tuần
- Tỷ lệ đậu visa:
từ 98%
- Giảm giá lần sử dụng dịch vụ tiếp theo
1. Thông tin visa Đức:
Nếu bạn đến Đức với tư cách là khách du lịch, công tác, thăm thân nhân ngắn hạn, bạn cần có thị thực (hay còn gọi là visa Đức) do Lãnh sự Đức cấp. Tất cả hồ sơ xin visa đi Đức tại Việt Nam được xét duyệt bởi Đại Sứ Quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự Đức tại TP Hồ Chí Minh, đây là 2 cơ quan duy nhất có thẩm quyển quyết định về visa. Đồng thời, Đức cũng là thành viên của khối Schengen vì thế bạn có thể sử dụng visa Đức để nhập cảnh vào các quốc gia thành viên trong khối. Ngoài ra, Lãnh sự Đức đại diện nhận hồ sơ và cấp visa cho Bồ Đào Nha tại Việt Nam.

Visa Đức diện du lịch, công tác, thăm thân ngắn hạn (Ký hiệu: C) là diện visa không định cư, bạn được phép lưu trú ngắn hạn tại Đức cũng như các quốc gia thành viên trong khối Schengen và không được phép làm việc, học tập.
Thông thường, visa Đức được cấp có thời hạn visa bằng thời gian lưu trú, số lần nhập cảnh 01 lần.
Bạn có thể được xem xét cấp Visa Đức với thời hạn lên đến 01 năm với số lần nhập cảnh nhiều lần. Nếu được cấp visa có thời hạn dài, bạn nên lưu ý bạn được phép lưu trú tối đa 90 ngày trong tổng thời gian 180 ngày.
2. Công dân quốc gia nào cần xin Visa Đức:
Công dân Việt Nam cần phải xin visa để được phép nhập cảnh vào Đức.
3. Hồ sơ xin Visa Đức:
Thời gian xét duyệt visa Đức trung bình là 15 ngày. Bạn có thể lựa chọn nhận kết quả trực tiếp hoặc nhận tại nhà qua dịch vụ bưu chính.
Bạn chỉ được nộp hồ sơ xin visa trong vòng 90 ngày trước khi khởi hành. Lãnh sự khuyến khích đương đơn nên nộp hồ sơ xin visa ít nhất 20 ngày trước ngày khởi hành.
Hiệu lực hộ chiếu của bạn phải còn ít nhất 90 ngày kể từ ngày bạn rời khỏi khối Schengen đối với visa ngắn hạn và ít nhất 15 tháng kể từ ngày bạn khởi hành đối với visa dài hạn.
4. Nơi nộp hồ sơ Visa Đức:
Lãnh sự Đức chỉ tiếp nhận hồ sơ xin visa dài hạn (ví dụ: Visa lao động dành cho người có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo đại học) và có hẹn trước. Việc tiếp nhận hồ sơ xin visa các diện khác được Lãnh sự uỷ quyền cho Trung tâm tiếp nhận visa Đức (VFS Đức). Hồ sơ xin visa sau khi được trung tâm VFS Đức tiếp nhận sẽ được chuyển đến Lãnh sự xét duyệt theo quy định.
* Trung tâm VFS Đức tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 4, số 94–96 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1.
* Trung tâm VFS Đức tại TP Hà Nội: Số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Liên, quận Đống Đa.
* Trung tâm VFS Đức tại TP Đà Nẵng: Tầng 5, số 218 Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu.
Bạn cần phải đặt hẹn với Trung tâm VFS Đức để được sắp xếp lịch nộp hồ sơ xin visa và trực tiếp có mặt tại Trung tâm để nộp hồ sơ, lấy dấu sinh trắc học. Trung tâm tiếp nhận được Lãnh sự uỷ quyền tiếp nhận hồ sơ xin visa và không thực hiện phỏng vấn.
Bạn nên lưu ý sắp xếp công việc, không sử dụng hộ chiếu trong thời gian nộp đơn xin visa.
5. Phí xin Visa Đức:
Phí Lãnh sự: 170 USD.
Phí Trung tâm tiếp nhận: 20 USD.
Phí Dịch thuật: 50 USD.
Phí Bảo hiểm du lịch: Theo bảng giá của đơn vị cung cấp bảo hiểm, được tính theo số ngày lưu trú của bạn.
Ngoài ra còn có phí dịch vụ nếu bạn sử dụng dịch vụ visa Đức của Visa VietTin.
6. Lưu ý khi xin Visa Đức:
Việc xin visa Đức không khó. Tuy nhiên, nếu cung cấp đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của Lãnh sự mới chỉ là điều kiện cần chưa phải là điều kiện đủ để được cấp visa. Bạn cần phải đảm bảo các thông tin, tài liệu cung cấp trong hồ sơ có logic và hợp lý để chứng minh được sự ràng buộc “đương đơn sẽ trở lại Việt Nam” khi visa hết hạn.
Ngay cả khi nộp hồ sơ đầy đủ, đương đơn cũng không có quyền đòi hỏi phải được cấp visa. Việc cấp visa phụ thuộc vào kết quả thẩm tra theo quy định của Luật ngoại kiều của tất cả các cơ quan liên quan. Trong từng trường hợp, Lãnh sự có thể cần đương đơn nộp thêm những giấy tờ khác để đưa ra quyết định cuối cùng về đơn xin thị thực của đương đơn. Quyết định về việc cấp visa do Lãnh sự đưa ra, không bên thứ ba nào (ví dụ như: Đại lý bảo hiểm, nhân viên bảo vệ .v.v.v.) không thể tác động lên việc xét duyệt cấp visa.
Lãnh sự chỉ đưa ra yêu cầu chung với từng diện visa mà không có chỉ dẫn cho từng trường hợp cụ thể nên có những trường hợp đương đơn đã được cấp visa Anh, visa Mỹ, visa Canada, visa Châu Âu,... trước đó nhưng xin visa Đức vẫn bị từ chối. Có thể vì thiếu kinh nghiệm hoặc vì lý do khác mà việc xin visa Đức có thể tốn kém, mất nhiều thời gian, công sức hơn.
Visa Đức không đặt ra yêu cầu phải bắt buộc phỏng vấn trong quá trình nộp hồ sơ xin visa nên bạn không có cơ hội nào khác ngoài việc truyền tải những nội dung mà bạn muốn gửi tới Lãnh sự qua hồ sơ xin Visa Đức mà bạn đã nộp. Rất ít trường hợp Lãnh sự liên hệ phỏng vấn, nếu có thì đa phần các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện qua điện thoại.
Bạn được quyền khiếu nại Quyết định từ chối của Lãnh sự và đề nghị thẩm tra lại đơn xin cấp visa của bạn hoặc lựa chọn nộp lại hồ sơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể khởi kiện tại Tòa án Hành chính Berlin về Quyết định từ chối của Lãnh sự. Visa VietTin đã hỗ trợ nhiều trường hợp khiếu nại từ chối thành công. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện khi đã đánh giá lại hồ sơ một cách cẩn trọng và xác định được các căn cứ hợp lý trong hồ sơ của bạn. Hãy chia sẻ cùng Visa VietTin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn.
7. Kinh nghiệm xin Visa Đức:
8. Câu hỏi thường gặp Visa Đức:
Hộ chiếu phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Về nguyên tắc, hộ chiếu của bạn phải còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự kiến xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ của các nước thuộc khu vực Schengen hoặc trong trường hợp đi lại nhiều lần sau ngày dự kiến xuất cảnh cuối cùng ra khỏi lãnh thổ của các nước thuộc khu vực Schengen;
- Phải có ít nhất 2 trang còn trống, có thể cấp thị thực lên trang đó được;
- Không được cấp trước thời điểm nộp đơn hơn 10 năm;
- Phải được ký tên và không bị hư hỏng.
Bạn chỉ cần xin visa của một nước thành viên trong khối Schengen, quốc gia bạn cần phải xin visa được xác định như sau:
- Nếu bạn chỉ có ý định đến một nước duy nhất trong khối Schengen, bạn sẽ phải nộp hồ sơ tại Cơ quan lãnh sự của nước đấy.
- Nếu bạn có ý định đến nhiều nước trong khối Schengen, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan lãnh sự của nước bạn lưu trú lâu nhất.
- Nếu bạn có ý địnhđến nhiều nước trong khối Schengen nhưng chưa có điểm đến chính (ví dụ: Thời gian lưu trú của bạn tại các nước là như nhau), bạn sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan lãnh sự của nước bạn đến đầu tiên.
Trình diện là bắt buộc đối với tất cả đương đơn nộp hồ sơ xin visa trừ khi bạn được miễn cung cấp dữ liệu sinh trắc học. Những trường hợp được miễn cung cấp dữ liệu sinh trắc học:
- Trẻ em dưới 12 tuổi;
- Đương đơn đã từng có visa Schenegn trong vòng 59 tháng và có ký hiệu “VIS” trên visa được cấp.
* Lưu ý: Nếu đương đơn có visa Schengen nhưng có ký hiệu “VIS 0” thì đương đơn này vẫn phải thực hiện quy trình cung cấp dữ liệu sinh trắc học.
Trình diện khi nộp hồ sơ là bắt buộc cho tất cả đương xin visa dài hạn kể cả những trường hợp đã có visa ngắn hạn trong vòng 59 tháng và có ký hiệu “VIS”.
Lãnh sự yêu cầu đương đơn mang theo bản gốc và bản photo của tất cả các giấy tờ để nộp hồ sơ. Bạn được nhận lại bản gốc sau khi nộp hồ sơ. Các giấy tờ cần nộp phải được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Đức.
Ngoài ra, địa chỉ đến thăm/lưu trú ở Đức phải được khai đầy đủ (tên người hoặc tên công ty và tên người liên hệ với tên phố, số nhà, mã bưu điện, địa danh, số điện thoại).
Bạn có thể xin chuyển đổi visa với giá trị thời hạn còn lại từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới.
Bạn cũng có thể tiếp tục sử dụng visa Schengen còn giá trị nhập cảnh nhiều lần trong hộ chiếu cũ kèm theo hộ chiếu mới có giá trị để đi lại. Khi nhập cảnh vào khối Schengen, bạn chỉ cần trình cả 02 hộ chiếu (cũ và mới).